Gần nhà tôi có anh hàng xóm tên M hay trộm cắp tài sản, anh ta đã bị phạt tù một lần vì tội này. Nếu tiếp tục bị bắt thì anh ta có bị phạt nặng hơn không chứ chỉ phạt có 6 tháng như lần vừa rồi tôi thấy anh ta không chịu thay đổi, vẫn đi trộm cắp của người khác. Nhờ luật sư giải đáp giúp hộ tôi.
Xem thêm:
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng, Luật Nhân Dân xin tư vấn cho bạn như sau:
Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 BLHS 2015 sửa đổi 2017 như sau:
“Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
- Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- a) Có tổ chức;
- b) Có tính chất chuyên nghiệp;
- c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
- e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
- g) Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
- a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Điều 52 BLHS 2015 sửa đổi 2017 quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
“1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
- a) Phạm tội có tổ chức;
- b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
- c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
- d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
- e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
- g) Phạm tội 02 lần trở lên;
- h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
- i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;
- k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
- l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
- m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;
- n) Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
- o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
- p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
- Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.”
Theo đó, tái phạm được coi là một trong các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Hành vi tái phạm được quy định tại Điều 53 BLHS 2015 sửa đổi 2017 như sau:
“Điều 53. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm
- Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
- Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
- a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
- b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.”
Căn cứ Điều 53 ở trên, nếu anh M đã từng bị kết án về tội trộm cắp tài sản mà lại tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp tài sản thì sẽ bị coi là trường hợp tái phạm. Khi đó anh M sẽ bị xử phạt về tội trộm cắp tài sản với tình tiết tăng nặng là tái phạm theo quy định tại Điểm h Điều 52 53 BLHS 2015 sửa đổi 2017.
Trên đây Luật Nhân Dân đã giải đáp những thắc mắc về từng phạm tội trộm cắp tài sản mà tái phạm thì bị phạt như thế nào để bạn đọc tham khảo. Nếu có bất kì câu hỏi hay vấn đề nào cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay với Luật Nhân Dân chúng tôi để được giải quyết nhanh chóng.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
- Mobile: 0966.498.666
- Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Luật Nhân Dân tổng hợp
No comments:
Post a Comment