Wednesday, April 17, 2019

Bao nhiêu tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự?

Người bao nhiêu tuổi thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự và khung hình phạt theo quy định của pháp luật như thế nào? Giờ hãy cùng giải đáp những thắc mắc này qua bài viết sau:

Xem thêm:

Câu hỏi: Gần nhà tôi có một cháu tên A đã bỏ học từ khi học hết lớp 9. A rất hay trộm cắp, trước đây chỉ là trộm vặt nhưng bây giờ đã là những tài sản có giá trị lớn. Nếu như A mới hơn 16 tuổi thì A có phải chịu hình phạt gì không và với những tội phạm khác thì bao nhiêu tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự ?

Bao nhiêu tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự?

Luât sư Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng, Luật Nhân dân tư vấn cho bạn như sau:

Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của người phạm tội phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình. Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2017:

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

  1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
  2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

Mặt khác Tại Khoản 1 Điều 9  Bộ luật Hình sự 2017 quy định:

Điều 9. Phân loại tội phạm

  1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
  2. a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
  3. b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
  4. c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
  5. d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”

Theo quy định trên:

  • Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự 2017 quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù
  • Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự 2017 quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình

Như vậy:

  • Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm nếu phạm tội thuộc một trong những trường hợp quy quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật Hình sự 2017 mà mức cao nhất của khung hình phạt tại quy định đó  là từ trên 07 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Trong trường hợp của cháu A: Nếu hành vi trộm cắp của cháu đã cấu thành tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2017 thì A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản vì A đã đủ 16 tuổi.

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

  1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  2. a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  3. b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  4. c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  5. d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  2. a) Có tổ chức;
  3. b) Có tính chất chuyên nghiệp;
  4. c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  5. d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

  1. e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
  2. g) Tái phạm nguy hiểm.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  4. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  5. b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
  6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
  7. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  8. b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
  9. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp về vấn đề độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hay những vấn đề có liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi vấn đề vướng mắc một cách nhanh chóng, cập nhật những quy định mới nhất của pháp luật hình sự hiện hành.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM

Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội

  • Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:

Mobile: 0966.498.666

Tel: 02462.587.666

Email: luatnhandan@gmail.com

Ban biên tập Hình sự - Luật Nhân Dân

No comments:

Post a Comment