Wednesday, April 17, 2019

Hành vi bạo hành gia đình bị xử phạt như thế nào?

Tình trạng bạo hành gia đình đang ngày càng trở nên phổ biến và có chiều hướng gia tăng, mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em. Bạo hành gia đình không chỉ để lại những vết thương về thể xác mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của nạn nhân. Vậy bạo hành gia đình là gì và hành vi bạo hành gia đình bị xử phạt như thế nào theo quy định của luật pháp? Sau đây Luật Nhân Dân xin được chia sẻ với quý bạn đọc.

Xem thêm:

Hành vi bạo hành gia đình bị xử phạt như thế nào?

Bạo hành gia đình là gì?

Bạo hành gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Thông thường khi nói đến bạo hành trong gia đình, mọi người thường nghĩ đến bạo hành về thể xác như dùng vũ lực để gây ra thương tích cho người thân, tuy nhiên, bạo hành gia định được phân chia thành nhiều kiểu khác nhau như bạo hành tinh thần, bạo hành tình dục,...

Bạo hành tinh thần là nạn nhân phải chịu áp lực từ sự đe dọa tinh thần, khủng bố tâm lý, bị mắng chửi, lăng mạ xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm cá nhân.

Quy định của pháp luật về hành vi bạo hành gia đình

Theo quy định của Luật phòng, chống bạo lực gia đình thì các hành vi bạo hành gia đình gồm:

  1. a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
  2. b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  3. c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
  4. d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

  1. e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
  2. g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
  3. h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
  4. i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Các hành vi bạo hành nêu trêu không chỉ được áp dụng đối với các thành viên trong gia đình thông thường mà được áp dụng đối với những gia đình mà vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn nhưng sống chung với nhau như vợ chồng.

Người bị bạo hành có những quyền yêu cầu các cơ quan chức năng có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, bảo vệ về sức khỏe, tính mạng và nhân phẩm trước những hành vi bạo hành như:

  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

  • Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
  • Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
  • Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”

Điều 18 Luật Phòng chống bạo lực gia đình quy định về các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ người bị bạo hành trong trường hợp khẩn cấp như sau:

“1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.

2. Cơ quan công an, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.”

Như vậy, cơ quan công an, ủy ban nhân dân địa phương hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư (trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố,...) là những nơi có thẩm quyền ngăn chặn hành vi bạo hành gia đình trong trường hợp phát hiện ra hành vi bạo hành.

Hành vi bạo hành gia đình bị xử phạt như thế nào?

Bạo hành gia đình bị xử phạt như thế nào

Khi các cơ quan chức năng vào cuộc và người bị bạo hành chứng minh được những tổn thương của mình do hành vi bạo hành gia đình thì người bạo hành có thể bị xử phạt bằng các hình thức như sau:

Tại Điều 42 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007  quy định về xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình:

“1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

  1. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.
  2. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.”

Ngoài ra, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình nêu rõ mức xử phạt hành chính đối với người có hành vi bạo hành như sau:

Điều 49: Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

  1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  2. a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
  3. b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

Điều 50: Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình:

“1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
  2. b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.”

Tại Điều 51: Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình

“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  2. a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  3. b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
  4. c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.”

Biện pháp khắc phục chung đối với tất cả các hành vi được quy định nêu trên là buộc xin lỗi công khai đối với nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và 2 các điều khoản tương ứng.

Trường hợp hành vi bạo hành có tính chất nghiêm trọng, đủ yếu tố cấu thành hành vi phạm tội thì có thể bị xử lý theo tội phạm hình sự. Các tội danh có thể bị kết án là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác; Tội hành hạ người khác; Tội ngược đãi;......

Bạo hành gia đình đang là vấn đề bức thiết và cần được sự can thiệp kịp thời của cơ quan chức năng để kịp thời bảo vệ quyền lợi của bộ phận những người yếu thế. Nếu bạn hay những người xung quanh đang là nạn nhân của bạo hành gia đình, hãy mạnh dạn lên tiếng để được bảo vệ và góp phần ngăn chặn hành vi này trong xã hội.

Để được tư vấn về pháp luật trong lĩnh vực này, hãy liên hệ với Luật Nhân Dân để nhận được sự giải đáp tận tình từ các luật sư chuyên môn.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM

Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội

Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:

Mobile: 0966.498.666

Tel: 02462.587.666

Email: luatnhandan@gmail.com

Ban biên tập Hình sự - Luật Nhân dân

No comments:

Post a Comment