Wednesday, April 3, 2019

Quy định về phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mới nhất

Phòng vệ chính đáng là quyền cơ bản của mỗi công dân. Vậy thế nào là phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng? Sau đây Luật Nhân Dân sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Xem thêm:

Trách nhiệm hình sự là những hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu. Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt, để có thể bảo vệ bản thân pháp luật cho phép chúng ta có quyền phòng vệ chính đáng.

Phòng vệ chính đáng

Thế nào là phòng vệ chính đáng?

Tại điều 22 Bộ luật hình sự 2017 quy định về phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:

“Điều 22. Phòng vệ chính đáng

  1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

  1. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”

Theo quy định trên nếu hành vi chống lại hành vi xâm hại quá mức cần thiết, không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thì sẽ bị coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Khi đó, người thưc hiện hành vi phòng vệ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của  Bộ luật hình sự 2017.

Trách nhiệm hình sự của người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Tại Điều 136 Bộ luật Hình sự 2017 quy định về  tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội như sau:

Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

  1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
  3. a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
  4. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên.
  5. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải có đầy đủ bốn dấu hiệu sau:

Thứ nhất, hành vi của nạn nhân là hành vi phạm tội hoặc là hành vi nguy hiểm cho xã hội và trực tiếp xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Thứ hai, hành vi xâm hại của nạn nhân phải đang diễn ra, đã bắt đầu nhưng chưa kết thúc.

Thứ ba, hậu quả xảy ra là nạn nhân bị thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người.

Thứ tư, hành vi phòng vệ của người phạm tội là quá mức, không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Để đánh giá mức độ tương xứng của hành vi này cần dựa vào các tình tiết như mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại và hành vi chống trả, hoàn cảnh xảy ra sự việc,lợi ích bị xâm hại là gì, sự tương quan sức lực giữa bên xâm hại và bên chống trả, tâm lý của người chống trả có đủ tỉnh táo lựa chọn phương tiện và cách thức chống trả không,... Hành vi chống trả được coi là quá mức cần thiết khi chưa cần thiết phải dùng các phương tiện và hành vi đó để chống trả nhưng người chống trả vẫn sử dụng dẫn đến gây thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người có hành vi xâm hại.

Ví dụ về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Chẳng hạn A cầm dao kề vào cổ B đe dọa không đưa tiền thì sẽ giết B. Để bảo đảm an toàn cho bản thân B đã đưa hết tiền và tài sản trong người cho A. Tuy nhiên sau khi A cầm tiền bỏ đi thì B nhìn thấy cây gậy và đã cố tình dùng gậy đánh A từ phía sau đến chết.

Hành vi của B đã không còn là phòng vệ chính đáng nữa, bởi:

  • Hành vi đe dọa của A đã kết thúc trước khi B dùng gậy đánh A
  • Hậu quả xảy ra là A bị đánh chết
  • Hành vi phòng vệ của B là quá mức. A đã bỏ đi, không còn gây nguy hiểm cho B nữa mà B cố tình đánh A đến chết thì hành vi của B rõ ràng không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Qua những phân tích trên Luật Nhân Dân đã làm rõ thế nào là phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Để hiểu rõ hơn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi vấn đề vướng mắc một cách nhanh chóng, cập nhật những quy định mới nhất của pháp luật hình sự hiện hành.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM

Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội

Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:

- Mobile: 0966.498.666

- Tel: 02462.587.666

Email: luatnhandan@gmail.com

Luật Nhân Dân tổng hợp

No comments:

Post a Comment