Thursday, April 11, 2019

Tội hành hạ người khác bị xử phạt như thế nào?

Việc hành hạ người khác trái pháp luật sẽ để lại hậu quả vô cùng nặng nề, gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, thể xác cũng như tâm lý của người bị bạo hành. Vậy hành vi hành hạ người khác bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất của Bộ luật hình sự 2017, mời quý độc giả cùng Luật Nhân dân tìm hiểu.

Xem thêm:

Tội hành hạ người khác

Quy định của pháp luật về tội hành hạ người khác

Hành hạ người khác là hành vi đối xử tàn ác như gây đau đớn về thể xác, đè nén, áp bức về tinh thần người bị lệ thuộc.

Tại Điều 140 Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội phạm này như sau:

Điều 140. Tội hành hạ người khác

  1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
  3. a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  4. b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;
  5. c) Đối với 02 người trở lên.”

Các yếu tố cấu thành tội hành hạ người khác

  • Khách thể:

Tội phạm hành hạ người khác xâm phạm đến quyền được bảo hộ sức khỏe, tự do, danh dự của người bị lệ thuộc

  • Chủ thể:

Tội phạm này có chủ thể là người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Chủ thể phải là người mà nạn nhân bị lệ thuộc như giáo viên đối với học sinh, thủ trưởng đối với nhân viên,...

  • Mặt khách quan:

Thể hiện ở hiện ở hành vi đối xử tàn ác với người bị lệ thuộc vào người phạm tội khiến cho nạn nhân bị áp bức về tinh thần, đau đớn về thể xác,... như: bắt nhịn đói, giam cầm, lạnh chỉ cho mặc áo mỏng,...

  • Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.

Hình phạt áp dụng đối với tội hành hạ người khác

Điều 140 quy định hai mức khung hình phạt như sau:

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

Khung hình phạt này được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này và không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật hình sự 2017 (đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình)

  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên
  • Đối với 02 người trở lên

Hy vọng những chia sẻ trên của Luật Nhân dân đã giúp quý độc giả hiểu về tội hành hạ người khác. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp về loại tội phạm này hay những vấn đề có liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi vấn đề vướng mắc một cách nhanh chóng, cập nhật những quy định mới nhất của pháp luật hình sự hiện hành.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM

Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội

Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:

Mobile: 0966.498.666

Tel: 02462.587.666

Email: luatnhandan@gmail.com

Ban biên tập Luật Nhân Dân

No comments:

Post a Comment