Nhiều người thắc mắc mắc liệu tội hành hạ người khác với tội hành hạ ông bà cha mẹ có bị phạt khác nhau không và hình phạt cụ thể như thế nào? Sau đây Luật Nhân Dân sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Xem thêm:
Câu hỏi: Tôi có biết những vụ bạo lực rất đau lòng xảy ra. có vụ là người lao động đi giúp việc bị chủ nhà đánh đập, không cho ăn cơm. Có vụ thì chính những đứa con đẻ lại ngược đãi người có công sinh thành, nuôi dưỡng mình là mẹ đẻ. Vậy hành hạ người thân trong gia đình với hành hạ người khác có bị phạt khác nhau không và bị phạt cụ thể như thế nào? Bản thân tôi cảm thấy ngược đãi cha mẹ là tội bất hiếu, phải xử phạt thật nặng, mong luật sư giải đáp cho tôi.
Luật sư Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng, Luật Nhân Dân xin tư vấn cho bạn như sau
Tại Điều 140 và Điều 185 Bộ luật hình sự 2017 quy định về hai tội phạm này như sau:
“Điều 140. Tội hành hạ người khác
- Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
- a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
- b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;
- c) Đối với 02 người trở lên.”
“Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
- Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
- b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
- b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”
Căn cứ vào các quy định trên, tội hành hạ người khác và tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình có những điểm khác nhau cơ bản như sau:
Tiêu chí | Tội hành hạ người khác (Điều 140 BLHS 2017) | Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 BLHS 2017)
|
Mối quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân | Người phạm tội và nạn nhân có mối quan hệ lệ thuộc về kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo,... như mối quan hệ giữa giám đốc với nhân viên | Người phạm tội và nạn nhân có mối quan hệ lệ thuộc trong hôn nhân gia đình như cha mẹ với con đẻ, ông bà với cháu ngoại |
Khách thể | Tội phạm hành hạ người khác xâm phạm đến quyền được bảo hộ sức khỏe, tự do, danh dự của người bị lệ thuộc | Tội phạm ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình xâm phạm đến quyền quyền và nghĩa vụ yêu thương, tôn trọng và chăm sóc lẫn nhau giữa những người thân trong gia đình bao gồm vợ chồng, cha mẹ, con, ông bà, cháu và người có công nuôi dưỡng mình |
Loại cấu thành tội phạm | Tội phạm này có cấu thành tội phạm hình thức: chỉ cần có hành vi theo quy định pháp luật thì tội phạm được coi là đã hoàn thành. Hậu quả xảy ra không dùng làm căn cứ xác định có phạm tội hay không. | Tội phạm này có cấu thành tội phạm vật chất: Có hành vi, có hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
Hành vi là:
Hậu quả là:
|
Hy vọng những chia sẻ trên của Luật Nhân dân đã giúp quý độc giả phân biệt được hai tội phạm dễ gây nhầm lẫn là tội hành hạ người khác và tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp về loại tội phạm này hay những vấn đề có liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi vấn đề vướng mắc một cách nhanh chóng, cập nhật những quy định mới nhất của pháp luật hình sự hiện hành.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
Ban biên tập Luật Nhân Dân
No comments:
Post a Comment