Friday, October 23, 2020

Mẫu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất năm [year]

 Dưới đây là mẫu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất năm [year] dùng khi công dân muốn đăng ký kết hôn cùng thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Mẫu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Đối với công dân Việt Nam:

  • Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
  • Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Đối với công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam:

Nếu công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam có yêu cầu thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đăng ký tạm trú có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

1. Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Tờ khai giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (Theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015)
  • Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn (nếu đã ly hôn)
  • Bản sao giấy chứng tử của vợ hoặc chồng (nếu vợ, chồng đã chết)
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã cấp trước đó nếu đã hết hạn hoặc muốn xin cho mục đích khác (nếu có)

2. Thời gian xử lý và cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân:

Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu và sẽ cấp Giấy xác nhận cho người đó trong thời gian 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Nếu cần phải chứng minh tình trạng hôn nhân hoặc phải kiểm tra lại thì không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lời, xác minh, UBND cấp xã cấp Giấy xác nhận cho người yêu cầu.

3. Lệ phí cấp giấy xác nhận

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 250/2016/TT-BTC, lệ phí cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được tính tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương và được miễn giảm khi đăng ký hộ tịch cho các đối tượng sau đây:

  • Người thuộc gia đình có công với cách mạng
  • Người thuộc hộ nghèo
  • Người khuyết tật

Mẫu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

 . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . .. Số:. ../UBND- XNTTHN
                                                  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                                                             Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                              . . . . , ngày. ..tháng. ..năm. . .

GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN

. . . . . . . . . . . . . . . . ..

Xét đề nghị của ông/bà:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ,

về việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho. . . . . . . . . . . . . . . . ..

XÁC NHẬN:

Họ, chữ đệm, tên:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Ngày, tháng, năm sinh:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Giới tính: . . . . . . . . . .Dân tộc: . . . . . . . . . . Quốc tịch:. . . . . . . . . ..

Giấy tờ tùy thân:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Nơi cư trú:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Trong thời gian cư trú tại. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .từ ngày.... . tháng... . . năm. . . . . .., đến ngày.......tháng....... năm.............

Tình trạng hôn nhân:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Giấy này có giá trị sử dụng trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày cấp, được sử dụng để:. .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

                              NGƯỜI KÝ GIẤY XÁC NHẬN
                    (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có hiệu lực bao lâu?

- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp

- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài hoặc sử dụng vào mục đích khác.

- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không có giá trị khi sử dụng vào mục đích khác với mục đích ghi trong Giấy xác nhận.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân Dân về Thủ tục và mẫu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất [year]. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp mọi vấn đề vướng mắc một cách nhanh chóng, cập nhật những quy định mới nhất của pháp luật hiện hành.

Nguồn: https://luatnhandan.vn/thu-tuc-va-mau-giay-xac-nhan-tinh-trang-hon-nhan/

Thủ tục và mẫu đơn xin ra khỏi Đảng cộng sản Việt Nam mới nhất [year]

 Xin ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây là thủ tục và mẫu đơn xin ra khỏi Đảng mới và đầy đủ nhất Luật Nhân Dân chia sẻ để bạn đọc tham khảo.

Mẫu đơn xin ra khỏi đảng cộng sản việt nam

Cơ sở pháp lý:

Trường hợp nào thì ra khỏi Đảng:

Theo quy định tại Điều 8 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam 2011:

  • Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục mà không tiến bộ thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên trong danh sách đảng viên. Nếu đảng viên có khiếu nại thì chi bộ báo cáo cấp uỷ có thẩm quyền xem xét
  • Đảng viên xin ra khỏi Đảng do chi bộ xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền chuẩn y kết nạp quyết định

Theo quy định tại Tiểu 11.2, Mục 11 Hướng dẫn 01-HD/TW quy định một số vấn đề thi hành Điều lệ Đảng thì chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Nếu vi phạm tư cách đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng.

Như vậy có hai trường hợp ra khỏi Đảng:

Trường hợp 1:

Đảng viên vi phạm một trong các quy định: bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục mà không tiến bộ thì chi bộ xem xét để quyết định xóa tên khỏi danh sách Đảng viên

Trường hợp 2:

Đảng viên không vi phạm quy định về Điều lệ Đảng, tự nguyện xin ra khỏi Đảng

Thủ tục tự nguyện ra khỏi Đảng

+ Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra khỏi Đảng, báo cáo chi bộ.

+ Chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở xem xét, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xét, quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên.

+ Đảng ủy cơ sở được ủy quyền kết nạp đảng viên, khai trừ đảng viên thì ra quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên.

Như vậy, Đảng uỷ ra quyết định xóa tên trong danh sách Đảng viên đối với Đảng viên làm đơn xin ra khỏi Đảng và sẽ thông báo cho Đảng viên đó.

Mẫu đơn xin ra khỏi Đảng

Luật Nhân dân cung cấp mẫu đơn xin ra khỏi Đảng bạn có thể tham khảo:

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

......, ngày.....tháng.....năm.....

ĐƠN XIN RA KHỎI ĐẢNG

Kính gửi: Chi bộ đảng :..........Đảng bộ xã.................huyện.................tỉnh..........  

Họ và tên đảng viên:..................................................................................

Đơn vị công tác: .......................................................................................

Là đảng viên của chi bộ..........................Đảng bộ xã........................................

Ngày vào Đảng:......./....../............; Ngày chính thức kết nạp Đảng:........./......./...........

Số thẻ đảng viên:..............................................................................................

Tôi xin trình bày với các cấu ủy Đảng nội dung như sau:

...........................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

(Trình bày hoàn cảnh, nội dung lý do tại sao muốn ra khỏi Đảng. Tuỳ hoàn cảnh, thông tin của từng người mà phần trình bày này là khác nhau)

Do vậy, Tôi làm đơn này mong các cấp Đảng ủy xem xét, và cho tôi xin ra khỏi Đảng theo đúng quy định của điều lệ Đảng để tôi có thể ổn định cuộc sống và tư tưởng hoàn thành tốt công việc mà đơn vị công tác.

Tôi xin hứa khi thôi đứng trong hàng ngũ của Đảng, Tôi vẫn phấn đấu tu dưỡng, giữ gìn phẩm chất đạo đức của người giáo viên và tư tưởng của Đảng đã được tôi luyện trong nhiều năm qua đồng thời hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà đơn vị giao phó.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

..................................................

ĐẠI DIỆN CHI ỦY ĐẢNG                                                                                                                                                                    BÍ THƯ CHI BỘ ĐẢNG

 

» Download mẫu đơn xin ra khỏi Đảng tại đây.

Trên đây là thủ tục và mẫu đơn xin ra khỏi Đảng có thể viết tay hoặc đánh máy mới đầy đủ nhất mà Luật Nhân Dân cung cấp để bạn đọc tham khảo và áp dụng với trường hợp của mình. Nếu bạn còn băn khoăn khi làm đơn xin ra khỏi Đảng hay những vấn để có liên quan, hãy liên hệ dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp mọi vấn đề vướng mắc một cách nhanh chóng.

Nguồn: https://luatnhandan.vn/mau-don-xin-ra-khoi-dang-moi-nhat/

Mẫu đơn trình báo mất giấy tờ xe máy mới nhất năm [year]

 Dưới đây là Mẫu đơn trình báo mất giấy tờ xe máy mới nhất theo quy định [year] trình bày về việc mất giấy tờ xe máy với cơ quan công an, bao gồm thông tin về người trình báo, tình trạng về thời gian, địa điểm xảy ra sự việc và các nội dung khác liên quan, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Mẫu đơn trình báo mất giấy tờ xe máy

Mẫu đơn trình báo mất giấy tờ xe máy

ỦY BAN NHÂN DÂN                                    

Quận (huyện):                

Phường (xã) :

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN TRÌNH BÁO MẤT GIẤY TỜ

Kính gửi:.................................................................................................................

Tôi tên là:...............................................................................................................

Sinh ngày........... tháng ............năm..............

Tại:.........................................................................................................................

Nghề nghiệp:...........................................................................................................

Chứng minh nhân dân:..................................... ngày cấp:.................... Tại:................................

Thường trú tại số:.................. đường:...................................................................

Phường (xã, TT):......................................... Quận (huyện):..................................

Kính trình với qúy cơ quan rằng, vào ngày ............ tháng...........năm ......

Tôi có mất:.............................................................................................................

.................................................................................................................................

Tại:..........................................................................................................................

Lý do:.....................................................................................................................

…………, ngày …. tháng …. năm …...

Người viết đơn              

 

Người chứng thứ nhất                                                                 

Người chứng thứ hai                                                                   

XÁC NHẬN             

của cơ quan có thẩm quyền

Giấy tờ xe máy gồm các loại như bằng lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm xe máy,... là những giấy tờ quan trọng phải có khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy. Nếu không cẩn thận làm mất loại giấy tờ này thì bạn cần làm đơn trình báo mất giấy tờ xe máy và nộp tại công an xã, phường nơi bạn bị mất giấy tờ xe. Sau khi có xác nhận của cơ quan công an bạn mới có thể xin cấp lại các giấy tờ trên.

Trên đây là chia sẻ của Luật Nhân Dân về nội dung Mẫu đơn trình báo mất giấy tờ xe máy mới nhất năm [year]. Nếu còn những băn khoăn, thắc mắc khi làm đơn trình báo mất giấy tờ xe máy hay những vấn để có liên quan, hãy liên hệ dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp một cách nhanh chóng theo quy định pháp luật.

Nguồn: https://luatnhandan.vn/mau-don-trinh-bao-mat-giay-to-xe-may/

Thursday, October 22, 2020

Kết hôn trái pháp luật là gì và Căn cứ để hủy kết hôn trái pháp luật

 Kết hôn trái pháp luật là gì và căn cứ để hủy kết hôn trái pháp luật ra sao? Dưới đây là những giải đáp về vấn đề này của Luật Nhân Dân, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Hủy kết hôn trái pháp luật

Căn cứ pháp lý

Kết hôn trái pháp luật là gì?

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn.

Như vậy chỉ coi là kết hôn trái pháp luật khi hai bên nam nữ đã kết hôn theo đúng quy định của pháp luật nhưng không tuân thủ một trong các điều kiện kết hôn luật định: Ví dụ như có dấu hiệu bị cưỡng ép kết hôn, một trong hai bên nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn,... Tuy nhiên, trường hợp hai bên nam nữ tuy có vi phạm một trong các điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn hoặc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền cũng vi phạm pháp luật về Hôn nhân và gia đình nhưng không thuộc trường hợp kết hôn trái pháp luật.

Căn cứ để hủy việc kết hôn trái pháp luật

Hủy việc kết hôn trái pháp luật là Việc Tòa án tuyên bố việc kết hôn là trái pháp luật và quyết định những người kết hôn phải chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật. Đây là chế tài của Luật Hôn nhân và Gia đình thể hiện việc Nhà nước không công nhận quan hệ vợ chồng giữa hai bên nam, nữ khi có sự vi phạm một trong các điều kiện kết hôn do luật định. Các điều kiện kết hôn bao gồm:

Thứ nhất, nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên

Thứ hai, việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở

Thứ ba, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn:

  • Kết hôn giả tạo
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

=> Vậy khi có sự vi phạm một trong các điều kiện kết hôn ở trên sẽ là căn cứ để hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Tuy nhiên, trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn.

Căn cứ để hủy việc kết hôn trái pháp luật được hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP. Theo đó cần lưu ý khi xác định các điều kiện kết hôn như sau:

Trường hợp “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp nam đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh.

Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:

  • Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh;
  • Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.

“Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau hoàn toàn tự do theo ý chí của họ.

“Lừa dối kết hôn” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.

“Người đang có vợ hoặc có chồng” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết
  • Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết
  • Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.
  • Việc xác định thời điểm “cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn” quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật hôn nhân và gia đình phải căn cứ vào các quy định của pháp luật. Tòa án yêu cầu đương sự xác định và cung cấp các tài liệu, chứng cứ để xác định thời điểm cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình.

Trên đây là tư vấn của Luật Nhân Dân về Kết hôn trái pháp luật là gì và Căn cứ để hủy kết hôn trái pháp luật. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn này hay những vấn để có liên quan, hãy liên hệ dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp mọi vấn đề vướng mắc một cách nhanh chóng.

Nguồn: https://luatnhandan.vn/can-cu-huy-ket-hon-trai-phap-luat/

Wednesday, October 21, 2020

Thủ tục mở cửa hàng bán lẻ xăng dầu mới nhất năm [year]

 Điều kiện mở cửa hàng bản lẻ xăng dầu được quy định như thế nào? Hồ sơ và trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu ra sao? Dưới đây là những giải đáp về vấn đề này của Luật Nhân Dân, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Điều kiện để mở cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Điều 24 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP quy định điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu như sau:

Cửa hàng xăng dầu có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu:

  1. Địa điểm phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  2. Thuộc sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân là đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối theo quy định tại Nghị định này (thương nhân đề nghị cấp phải đứng tên tại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu).
  3. Được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy định hiện hành về quy chuẩn, tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ xăng dầu, an toàn phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  4. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.”

Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP quy định:

“Bãi bỏ một số điều, khoản của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu

1. Bãi bỏ ...khoản 1 Điều 24”

=> Điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu:

- Thuộc sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân là đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP (thương nhân đề nghị cấp phải đứng tên tại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu)..

- Được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-BCT về quy chuẩn, tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ xăng dầu, an toàn phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường.

- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu

Sở Công Thương có quyền cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu

Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP quy định: “Sở Công Thương có trách nhiệm cấp mới, cấp bổ sung, sửa đổi và cấp lại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn có đủ các điều kiện quy định tại Điều 24 Nghị định này”.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu

Điểm a Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP quy định:

“2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.

a) Đối với trường hợp cấp mới, hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo Mẫu số 3 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thương nhân chủ sở hữu cửa hàng bán lẻ xăng dầu;

- Bản kê trang thiết bị của cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Khoản 3 Điều 24 Nghị định này và tài liệu chứng minh tính hợp pháp về xây dựng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu;

- Bản sao chứng chỉ hoặc giấy tờ tương đương về đào tạo nghiệp vụ của cán bộ quản lý và nhân viên cửa hàng theo quy định tại Khoản 4 Điều 24 Nghị định này.”

Hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo mẫu
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thương nhân chủ sở hữu cửa hàng bán lẻ xăng dầu
  • Bản kê trang thiết bị của cửa hàng bán lẻ xăng dầu và tài liệu chứng minh tính hợp pháp về xây dựng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu
  • Bản sao chứng chỉ hoặc giấy tờ tương đương về đào tạo nghiệp vụ của cán bộ quản lý và nhân viên cửa hàng.

Trình tự cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu

Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 25 Nghị định 83/2014/NĐ-CP quy định:

“3. Trình tự cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu:

a) Thương nhân gửi một (01) bộ hồ sơ về Sở Công Thương.

b) Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.

c) Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo Mẫu số 4 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Sở Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu có thời hạn hiệu lực là năm (05) năm kể từ ngày cấp mới.

Thương nhân được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu phải nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.”

Như vậy, Trình tự cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu bao gồm các bước sau:

- Bước 1: Nộp hồ sơ

Thương nhân gửi một bộ hồ sơ về Sở Công Thương.

- Bước 2: Thẩm định hồ sơ.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận giao cho tổ chức, cá nhân; hướng dẫn tổ chức, cá nhân nộp phí thẩm định, lệ phí cấp giấy chứng nhận theo quy định.

+ Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng bảy 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.

- Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho tổ chức, cá nhân đã đề nghị.

Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Sở Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu có thời hạn hiệu lực là năm 05 năm kể từ ngày cấp mới. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu phải nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

Trên đây là tư vấn của Luật Nhân Dân về thủ tục mở cửa hàng bán lẻ xăng dầu mới nhất năm [year]. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn này hay những vấn để có liên quan, hãy liên hệ với dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp một cách nhanh chóng.

Nguồn: https://luatnhandan.vn/thu-tuc-mo-cua-hang-ban-le-xang-dau/

Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

 Thế nào là giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và tội này bị xử phạt như thế nào theo quy định của luật hình sự? Dưới đây là giải đáp vấn đề này của Luật Nhân Dân, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Thế nào là giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh?

Theo quy định luật hình sự, Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hành vi của một người không tự kìm chế được mình trước hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với chính mình hoặc đối với người thân thích của mình nên đã giết chết nạn nhân.

Các yếu tố cấu thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

+ Khách thể:

Tội phạm giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng của con người.

+ Chủ thể:

Tội phạm này có chủ thể là bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

+ Mặt khách quan:

Hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Người phạm tội khi thực hiện hành vi giết người phải ở trong trạng thái khả năng kiểm soát, kiềm chế hành vi của mình bị hạn chế nhưng chưa đến mức mất toàn bộ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Để đánh giá được trạng thái kích động mạnh hay không phải đánh giá toàn bộ các tình tiết vụ án như mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội; hoàn cảnh, điều kiện khách quan bên ngoài tác động đến tinh thần của nạn nhân, của người phạm tội; nhân thân của người phạm tội,... Tiêu chí để đánh giá trạng thái kích động mạnh là bất kỳ người nào bình thường về tinh thần mà đặt trong hoàn cảnh đó đều có thể bị kích động mạnh.
  • Nạn nhân phải có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng hoặc hành vi trái pháp luật hay trái đạo đức tuy ko lớn nhưng xâm phạm đến người phạm tội hoặc thân thích của người phạm tội một cách thường xuyên gây ức chế tâm lý cho người phạm tội
  • Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của nạn nhân với tình trạng kích động mạnh về tinh thần của người phạm tội. Nghĩa là nếu người phạm tội bị kích động mạnh về tinh thần nhưng không phải do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra thì sẽ không phạm tội này.

+ Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý

Một số lưu ý khi xác định tội phạm này:

  • Về hậu quả của hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh: Hậu quả bắt buộc là nạn nhân chết. Nếu nạn nhân không chết thì không phạm tội này hay tội phạm này không có phạm tội chưa đạt.
  • Người phạm tội bị kích động mạnh về tinh thần nhưng không phải do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra thì sẽ cấu thành tội giết người
  • Nếu hành vi của người phạm tội vừa thỏa mãn cấu thành tội phạm của tội giết người tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2017, vừa thỏa mãn cấu thành tội phạm của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Bộ luật hình sự 2017 tại Điều 125 thì ưu tiên áp dụng Điều 125. Ví dụ chị M có thai đánh đập, chửi mắng B thường xuyên khiến B bị ức chế về tâm lý và đã giết chị M. TRong trường hợp này, xác định B phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chứ không xác định B phạm tội giết người với tình tiết tăng nặng giết phụ nữ đang có thai.

Quy định của pháp luật hình sự về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Điều 125 bộ luật hình sự 2015, bổ sung năm 2017 quy định hai mức khung hình phạt như sau:

+ Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Khung hình phạt này áp dụng đối với người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó

+ Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

Khung hình phạt này áp dụng khi phạm tội này với 2 người trở lên

Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp tội phạm này hay những vấn đề có liên quan hãy liên hệ dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp một cách nhanh chóng, cập nhật những quy định mới nhất của pháp luật hình sự hiện hành.

Nguồn: https://luatnhandan.vn/toi-giet-nguoi-trong-trang-thai-tinh-than-bi-kich-dong-manh/

Tội vô ý làm chết người là gì và mức xử phạt theo luật hình sự

 Thế nào là vô ý làm chết người và tội vô ý làm chết người bị xử phạt như thế nào theo quy định của luật hình sự? Dưới đây là những giải đáp về vấn đề này của Luật Nhân Dân, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Tội vô ý làm chết người là gì và khung hình phạt

Thế nào là vô ý làm chết người?

Vô ý làm chết người là hành vi của một người không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây ra chết người mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước hoặc tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Các yếu tố cấu thành tội vô ý làm chết người

+ Khách thể:

Tội phạm vô ý làm chết người xâm phạm đến quyền sống của con người.

+ Chủ thể:

Tội phạm này có chủ thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.

+ Mặt khách quan:

Hành vi có thể được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động:

  • Hành động: ví dụ người phạm tội cẩu thả trong việc thực hiện hành vi gây ra chết người như: chặt cây làm cây đổ vào người, giăng điện bẫy chuột nhưng làm người khác bị điện giật chết,...
  • Không hành động: người phạm tội không làm việc cần làm để giúp đỡ người khác khiến họ bị chết

Phải có hậu quả chết người xảy ra mới truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người

Mặt khách quan của tội giết phạm này phải có mối quan hệ nhân- quả giữa hành vi vô ý và hậu quả chết người xảy ra. Hành vi vô ý là nguyên nhân gây ra hậu quả chết người và hành vi vô ý phải có trước hậu quả chết người trong thực tế.

+ Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi vô ý (bao gồm vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin):

  • Vô ý do cẩu thả là trường hợp do thiếu thận trọng mà người phạm tội không thấy trước khả năng gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước hậu quả đó. Tiêu chí để đánh giá một người phải thấy trước hoặc có thể thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội là căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra sự việc, một người bình thường cũng có thể thấy trước; bên cạnh đó còn phải căn cứ vào nhận thức, độ tuổi, trình độ văn hóa,...
  • Vô ý do quá tự tin là người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nhưng hậu quả vẫn xảy ra.

Lỗi vô ý do quá tự tin khác với lỗi cố ý gián tiếp ở dấu hiệu tự tin cho rằng hậu quả không xảy ra và bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. Trong lỗi vô ý do quá tự tin, người phạm tội  đã có sự tính toán, cân nhắc cách xử lý để hậu quả không xảy ra.

Lưu ý khi xác định tội vô ý làm chết người: Nạn nhân của tội này có thể là người quen của người phạm tội, thậm chí là người cùng tham gia vào hành vi với người thực hiện tội phạm nhưng vì vô ý hoặc quá tự tin của người phạm tội mà khiến họ trở thành nạn nhân. Nạn nhân có thể là người xa lạ với người phạm tội nhưng bị hành vi vô ý của người phạm tội tác động dẫn đến mất mạng.

Quy định của pháp luật hình sự về tội vô ý làm chết người

Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định ba mức khung hình phạt như sau:

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

Áp dụng khung hình phạt này khi có hành vi vô ý làm chết một người.

  • Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

Áp dụng khung hình phạt này khi có hành vi vô ý làm chết 2 người trở lên

Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân Dân về tội vô ý làm chết người. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp về tội phạm này hay những vấn đề có liên quan hãy liên hệ dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp một cách nhanh chóng, cập nhật những quy định mới nhất của pháp luật hình sự hiện hành.

Nguồn: https://luatnhandan.vn/toi-vo-y-lam-chet-nguoi/

Tuesday, October 20, 2020

Thời gian làm thêm giờ theo quy định luật lao động mới nhất [year]

 Luật lao động quy định như thế nào về điều kiện để người lao động làm thêm giờ cũng như tiền lương của người lao động trong thời gian làm thêm giờ, làm ca đêm? Dưới đây là những giải đáp về vấn đề này của Luật Nhân Dân, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Thời gian làm thêm giờ theo quy định của luật lao động

Thế nào là làm thêm giờ?

Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

Một số quy định của luật lao động về thời gian làm thêm giờ

1. Điều kiện làm thêm giờ của người lao động

Theo quy định tại Điều 106 Bộ luật Lao động 2012 và Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Được sự đồng ý của người lao động
  • Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày.

Trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; không quá 30 giờ trong 1 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 1 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 1 năm. Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được quy định như sau:

- Các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm:

  • Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản
  • Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước
  • Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.

- Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.

- Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

+ Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ

+ Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động như sau:

“Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3.. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.”

2. Một số trường hợp đặc biệt người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ

Điều 107 Bộ luật Lao động 2012 quy định về làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt như sau:

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong các trường hợp sau:

  • Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật
  • Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.

Trên đây là tư vấn của Luật Nhân Dân về thời gian làm thêm giờ theo quy định của luật Lao động.. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề làm thêm giờ hay những vấn đề khác liên quan, hãy liên hệ với dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp một cách nhanh chóng.theo quy định pháp luật hiện hành.

Nguồn: https://luatnhandan.vn/thoi-gian-lam-them-gio/

Hồ sơ và quy trình thực hiện công chứng di chúc theo quy định pháp luật

 Ai có quyền công chứng di chúc? Hồ sơ công chứng di chúc gồm những gì và quy trình thực hiện công chứng di chúc như thế nào theo quy định pháp luật? Dưới đây là những chia sẻ của Luật Nhân Dân về vấn đề này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Thủ tục công chứng di chúc

Căn cứ pháp lý

Ai có quyền yêu cầu công chứng bản di chúc?

Theo quy định tại Điều 635 BLDS năm 2015, Khoản 1 Điều 56 Luật công chứng năm 2014:

  • Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.
  • Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc; không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.

Hồ sơ để công chứng di chúc

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 Luật công chứng năm 2014, để yêu cầu công chứng bản di chúc, cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

+  Phiếu yêu cầu công chứng

+ Dự thảo di chúc (nếu có)

+ Bản sao giấy tờ tùy thân

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường di chúc liên quan đến tài sản đó

+ Bản sao các giấy tờ khác liên quan đến di chúc mà pháp luật quy định.

Trình tự quy trình công chứng di chúc

Quy trình công chứng di chúc được thực hiện theo quy định tại Điều 40 của Luật Công chứng năm 2014, cụ thể:

Bước 1:  Người lập di chúc nộp hồ sơ cho tổ chức hành nghề công chứng

Trường hợp di chúc do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu thì người yêu cầu phải nêu rõ nội dung, ý định việc lập di chúc.

Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng

+ Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào hồ sổ công chứng;

+ Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên từ chối công chứng di chúc đó hoặc theo đề nghị của người lập di chúc tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Bước 3:

+ Trường hợp di chúc đã được soạn thảo sẵn: Công chứng viên kiểm tra văn bản dự thảo; nếu trong văn bản dự thảo có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

+ Trường hợp di chúc do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu:  Nếu việc lập di chúc là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội công chứng viên soạn thảo di chúc.

Bước 4: Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo di chúc hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo di chúc thì ký vào từng trang của di chúc. Công chứng viên ghi lời chứng; ký vào từng trang của di chúc.

Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trong trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đó biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc.

Trên đây là tư vấn của Luật Nhân Dân về Hồ sơ và quy trình thực hiện công chứng di chúc. Nếu bạn còn băn khoăn về thủ tục công chứng di chúc hay những vấn để có liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi vấn đề vướng mắc một cách nhanh chóng, cập nhật quy định mới nhất của pháp luật hiện hành.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM

Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội

Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:

Mobile: 0966.498.666

Tel: 02462.587.666

Email: luatnhandan@gmail.com

Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn

Nguồn: https://luatnhandan.vn/quy-trinh-cong-chung-di-chuc/

Mẫu hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước mới nhất năm [year]

 Dưới đây là hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước theo mẫu mới nhất năm [year] dùng trong các giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà ở cũ thuộc sở hữu của Nhà nước, mời các bạn cùng tham khảo và áp dụng.

mẫu hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước

Mẫu hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

………., ngày……tháng……năm…….

HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở CŨ THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

Số ……/HĐ

Căn cứ Bộ Luật Dân sự;

Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Nhà ở;

Căn cứ Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Nhà ở;

Căn cứ đơn đề nghị mua nhà ở của Ông (Bà) ……………………….đề ngày… … … …/… … … /… … …

Căn cứ………………………………………………….;

BÊN BÁN NHÀ Ở (sau đây gọi tắt là Bên bán):

- Tên đơn vị: ...............................................................................................................

- Người đại diện theo pháp luật: ...................................................................................

- Hộ khẩu thường trú: ..................................................................................................

- Địa chỉ liên hệ: ...........................................................................................................

- Điện thoại:……………………………………Fax (nếu có): ...............................................

- Số tài Khoản: ……………………………..tại Ngân hàng: ................................................

- Mã số thuế: ...............................................................................................................

BÊN MUA NHÀ Ở (sau đây gọi tắt là Bên mua):

- Ông (bà): ………………………………….là đại diện cho các thành viên trong hộ gia đình …………………………ký ngày……../……./……………..

Số CMND (hộ chiếu hoặc thẻ quân nhân):…………………………..cấp ngày…../…../……., tại        

- Và vợ hoặc chồng (nếu có) là: ...................................................................................

Số CMND (hộ chiếu hoặc thẻ quân nhân): ………………………………cấp ngày…../…../……., tại  

- Hộ khẩu thường trú: ..................................................................................................

- Điện thoại: ................................................................................................................

- Địa chỉ liên hệ: ...........................................................................................................

Hai bên chúng tôi thống nhất ký kết Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước với các nội dung sau:

Điều 1. Thông tin của nhà ở mua bán:

1. Loại nhà ở (ghi rõ căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, nhà biệt thự)

...................................................................................................................................

2. Địa chỉ nhà ở:...........................................................................................................

...................................................................................................................................

3. Cấp (hạng) nhà ở: ………………………vị trí nhà ở ......................................................

4. Tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà ở là: .......................................................................

5. Tổng diện tích sử dụng nhà ở là …………..m2, trong đó diện tích nhà chính là …………m2; diện tích nhà phụ là ………….m2.

6. Diện tích đất là: ………......m2, trong đó sử dụng chung là ………….m2, sử dụng riêng là: …………….m2.

7. Diện tích đất liền kề nằm ngoài Hợp đồng thuê nhà ở (nếu có): …………….m2

(Kèm theo bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở thể hiện rõ diện tích theo Hợp đồng hoặc ngoài Hợp đồng thuê nhà ở).

Điều 2. Giá bán nhà ở, phương thức và thời hạn thanh toán

1. Giá bán nhà ở (bao gồm tiền nhà và tiền chuyển quyền sử dụng đất), trong đó:

a) Tiền nhà ở là: ……………………………………………..Việt Nam đồng

(Bằng chữ:………………………………………………………………..).

b) Tiền chuyển quyền sử dụng đất là …………………….Việt Nam đồng

(Bằng chữ:………………………………………………………………..).

Tổng cộng: a + b = ……………………………………..Việt Nam đồng (I)

(Bằng chữ:………………………………………………………………..).

2. Số tiền mua nhà ở Bên mua được miễn, giảm là:

a) Tiền nhà ở là: ……………………………………………..Việt Nam đồng

(Bằng chữ:………………………………………………………………..).

b) Tiền sử dụng đất là: ………………………………………Việt Nam đồng

(Bằng chữ:………………………………………………………………..).

Tổng cộng: a + b = …………………………………..Việt Nam đồng (II)

(Trong đó giảm tiền nhà áp dụng quy định tại .............................................................

...................................................................................................................................

Miễn, giảm tiền sử dụng đất áp dụng quy định tại .......................................................

................................................................................................................................... )

3. Số tiền mua nhà ở thực tế Bên mua phải trả cho Bên bán (I - II) là: ………………………Việt Nam đồng;

(Bằng chữ:………………………………………………………………..).

4. Phương thức thanh toán: Bên mua trả bằng (ghi rõ là thanh toán bằng tiền mặt Việt Nam đồng hoặc chuyển vào tài Khoản Bên bán): ………………………

5. Thời hạn thanh toán:

a) Bên mua có trách nhiệm trả tiền một lần ngay sau khi ký Hợp đồng này. Bên bán có trách nhiệm giao cho Bên mua Phiếu báo thanh toán tiền mua nhà ở sau khi ký hợp đồng này;

b) Sau khi nhận được Phiếu báo thanh toán tiền mua nhà ở, Bên mua có trách nhiệm thanh toán đủ tiền mua nhà ở đúng thời hạn và địa Điểm ghi tại Phiếu báo thanh toán này.

Điều 3. Thời hạn giao nhận nhà ở

1. Hai bên thống nhất thời gian giao nhận nhà ở vào ngày ……… tháng ……. năm ……. kể từ ngày bên mua thanh toán đủ số tiền mua nhà ở (hoặc …………).

2. Sau khi Bên mua thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về mua bán nhà ở và đã nhận nhà ở theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này thì Bên bán có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ mua bán nhà ở và chuyển sang cho cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) cho Bên mua.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên bán

1. Quyền của Bên bán:

a) Yêu cầu Bên mua thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền mua nhà ở theo quy định tại Điều 2 của hợp đồng này;

b) Bàn giao nhà ở cho Bên mua theo đúng thời gian thỏa thuận;

c) Yêu cầu Bên mua bảo quản nhà ở trong thời gian chưa hoàn tất thủ tục mua bán nhà ở;

d) Chấm dứt Hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp quá ………. ngày kể từ ngày ký kết Hợp đồng mà Bên mua không thực hiện thanh toán tiền mua nhà ở mà không có lý do chính đáng;

đ) Các quyền khác theo thỏa thuận.

2. Nghĩa vụ của Bên bán:

a) Giao nhà cho Bên mua đúng thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Hợp đồng này;

b) Hướng dẫn Bên mua nộp các nghĩa vụ tài chính liên quan đến việc mua bán nhà ở này;

c) Xác định đúng diện tích nhà ở mua bán và làm thủ tục chuyển hồ sơ mua bán nhà ở sang cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận cho Bên mua;

d) Phổ biến, hướng dẫn cho Bên mua biết quy định về quản lý sử dụng nhà ở đối với nhà ở mua bán là nhà chung cư, nhà biệt thự;

đ) Chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng này;

e) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên mua

1. Quyền của Bên mua:

a) Yêu cầu Bên bán bàn giao nhà kèm theo giấy tờ về nhà ở theo đúng thỏa thuận tại Điều 3 Hợp đồng này;

b) Yêu cầu Bên bán làm thủ tục để cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sau khi đã hoàn thành thủ tục mua bán nhà ở;

c) Các quyền khác theo thỏa thuận.

2. Nghĩa vụ của Bên mua:

a) Thanh toán đầy đủ tiền mua nhà ở và nộp các nghĩa vụ tài chính về mua bán nhà ở theo đúng quy định;

b) Chấp hành đầy đủ những quy định về quản lý sử dụng nhà ở và quyết định của cơ quan có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này;

c) Chấp hành các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự trong khu vực cư trú;

d) Trường hợp quá …….. ngày kể từ ngày ký kết Hợp đồng mà Bên mua không thanh toán đủ tiền mua nhà theo yêu cầu của Phiếu báo thanh toán tiền mua nhà ở và không nộp các nghĩa vụ tài chính theo quy định mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị chấm dứt Hợp đồng. Nếu Bên mua muốn tiếp tục mua nhà ở thì phải ký kết lại Hợp đồng mua bán nhà ở mới;

e) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận.

Điều 6. Cam kết của các bên

1. Hai bên cùng cam kết thực hiện đúng các nội dung Hợp đồng đã ký. Trường hợp các bên có tranh chấp về các nội dung của Hợp đồng này thì hai bên cùng bàn bạc giải quyết thông qua thương lượng. Trong trường hợp các bên không thương lượng được thì có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.

2. Các cam kết khác theo thỏa thuận.

Điều 7. Hiệu lực của Hợp đồng

1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày …………..

2. Hợp đồng này được lập thành 04 bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản, 01 bản chuyển cơ quan cấp Giấy chứng nhận, 01 bản chuyển cho cơ quan thuế./.

BÊN MUA NHÀ Ở

(ký và ghi rõ họ tên)

BÊN BÁN NHÀ Ở

(ký tên, đóng dấu)

Bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở kèm theo Hợp đồng mua bán

(đính kèm Hợp đồng mua bán nhà ở số……..ký ngày…../…./….)

Ví dụ 1: Trường hợp người mua nhà ở chỉ mua có diện tích theo Hợp đồng thuê nhà ở

Bản vẽ sơ đồ, vị trí mặt bằng nhà ở theo Hợp đồng thuê nhà ở

Đại diện đứng tên

Ký hợp đồng mua bán nhà ở

(ký và ghi rõ họ tên)

Bên bán nhà ở

(ký tên, đóng dấu)

Ví dụ 2: Trường hợp người mua nhà ở mua cả diện tích theo Hợp đồng thuê và diện tích nằm ngoài Hợp đồng thuê

Bản vẽ sơ đồ, vị trí mặt bằng nhà ở theo Hợp đồng thuê nhà ở và ngoài Hợp đồng thuê nhà ở

Đại diện đứng tên

ký Hợp đồng mua bán nhà ở

(ký và ghi rõ họ tên)

Bên bán nhà ở

(ký tên, đóng dấu)

Lưu ý: Trường hợp Bên thuê chỉ mua diện tích theo Hợp đồng thì sử dụng bản vẽ theo Hợp đồng thuê nhà ở theo ví dụ 1; trường hợp Bên mua có cả diện tích nằm ngoài Hợp đồng thì lập bản vẽ sơ đồ theo ví dụ 2.

Trên đây Luật Nhân Dân đã chia sẻ về nội dung Mẫu hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước mới nhất năm [year]. Nếu còn những băn khoăn, thắc mắc khi làm hợp đồng hoặc những vấn để có liên quan, hãy liên hệ dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp một cách nhanh chóng.

Nguồn: https://luatnhandan.vn/mau-hop-dong-mua-ban-nha-o-cu-thuoc-so-huu-nha-nuoc/

Mẫu hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước mới nhất năm [year]

 Dưới đây là hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước theo mẫu mới nhất năm [year] dùng trong các giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà ở cũ thuộc sở hữu của Nhà nước, mời các bạn cùng tham khảo và áp dụng.

mẫu hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước

Mẫu hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

………., ngày……tháng……năm…….

HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở CŨ THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

Số ……/HĐ

Căn cứ Bộ Luật Dân sự;

Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Nhà ở;

Căn cứ Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Nhà ở;

Căn cứ đơn đề nghị mua nhà ở của Ông (Bà) ……………………….đề ngày… … … …/… … … /… … …

Căn cứ………………………………………………….;

BÊN BÁN NHÀ Ở (sau đây gọi tắt là Bên bán):

- Tên đơn vị: ...............................................................................................................

- Người đại diện theo pháp luật: ...................................................................................

- Hộ khẩu thường trú: ..................................................................................................

- Địa chỉ liên hệ: ...........................................................................................................

- Điện thoại:……………………………………Fax (nếu có): ...............................................

- Số tài Khoản: ……………………………..tại Ngân hàng: ................................................

- Mã số thuế: ...............................................................................................................

BÊN MUA NHÀ Ở (sau đây gọi tắt là Bên mua):

- Ông (bà): ………………………………….là đại diện cho các thành viên trong hộ gia đình …………………………ký ngày……../……./……………..

Số CMND (hộ chiếu hoặc thẻ quân nhân):…………………………..cấp ngày…../…../……., tại        

- Và vợ hoặc chồng (nếu có) là: ...................................................................................

Số CMND (hộ chiếu hoặc thẻ quân nhân): ………………………………cấp ngày…../…../……., tại  

- Hộ khẩu thường trú: ..................................................................................................

- Điện thoại: ................................................................................................................

- Địa chỉ liên hệ: ...........................................................................................................

Hai bên chúng tôi thống nhất ký kết Hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước với các nội dung sau:

Điều 1. Thông tin của nhà ở mua bán:

1. Loại nhà ở (ghi rõ căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, nhà biệt thự)

...................................................................................................................................

2. Địa chỉ nhà ở:...........................................................................................................

...................................................................................................................................

3. Cấp (hạng) nhà ở: ………………………vị trí nhà ở ......................................................

4. Tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà ở là: .......................................................................

5. Tổng diện tích sử dụng nhà ở là …………..m2, trong đó diện tích nhà chính là …………m2; diện tích nhà phụ là ………….m2.

6. Diện tích đất là: ………......m2, trong đó sử dụng chung là ………….m2, sử dụng riêng là: …………….m2.

7. Diện tích đất liền kề nằm ngoài Hợp đồng thuê nhà ở (nếu có): …………….m2

(Kèm theo bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở thể hiện rõ diện tích theo Hợp đồng hoặc ngoài Hợp đồng thuê nhà ở).

Điều 2. Giá bán nhà ở, phương thức và thời hạn thanh toán

1. Giá bán nhà ở (bao gồm tiền nhà và tiền chuyển quyền sử dụng đất), trong đó:

a) Tiền nhà ở là: ……………………………………………..Việt Nam đồng

(Bằng chữ:………………………………………………………………..).

b) Tiền chuyển quyền sử dụng đất là …………………….Việt Nam đồng

(Bằng chữ:………………………………………………………………..).

Tổng cộng: a + b = ……………………………………..Việt Nam đồng (I)

(Bằng chữ:………………………………………………………………..).

2. Số tiền mua nhà ở Bên mua được miễn, giảm là:

a) Tiền nhà ở là: ……………………………………………..Việt Nam đồng

(Bằng chữ:………………………………………………………………..).

b) Tiền sử dụng đất là: ………………………………………Việt Nam đồng

(Bằng chữ:………………………………………………………………..).

Tổng cộng: a + b = …………………………………..Việt Nam đồng (II)

(Trong đó giảm tiền nhà áp dụng quy định tại .............................................................

...................................................................................................................................

Miễn, giảm tiền sử dụng đất áp dụng quy định tại .......................................................

................................................................................................................................... )

3. Số tiền mua nhà ở thực tế Bên mua phải trả cho Bên bán (I - II) là: ………………………Việt Nam đồng;

(Bằng chữ:………………………………………………………………..).

4. Phương thức thanh toán: Bên mua trả bằng (ghi rõ là thanh toán bằng tiền mặt Việt Nam đồng hoặc chuyển vào tài Khoản Bên bán): ………………………

5. Thời hạn thanh toán:

a) Bên mua có trách nhiệm trả tiền một lần ngay sau khi ký Hợp đồng này. Bên bán có trách nhiệm giao cho Bên mua Phiếu báo thanh toán tiền mua nhà ở sau khi ký hợp đồng này;

b) Sau khi nhận được Phiếu báo thanh toán tiền mua nhà ở, Bên mua có trách nhiệm thanh toán đủ tiền mua nhà ở đúng thời hạn và địa Điểm ghi tại Phiếu báo thanh toán này.

Điều 3. Thời hạn giao nhận nhà ở

1. Hai bên thống nhất thời gian giao nhận nhà ở vào ngày ……… tháng ……. năm ……. kể từ ngày bên mua thanh toán đủ số tiền mua nhà ở (hoặc …………).

2. Sau khi Bên mua thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về mua bán nhà ở và đã nhận nhà ở theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này thì Bên bán có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ mua bán nhà ở và chuyển sang cho cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) cho Bên mua.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên bán

1. Quyền của Bên bán:

a) Yêu cầu Bên mua thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền mua nhà ở theo quy định tại Điều 2 của hợp đồng này;

b) Bàn giao nhà ở cho Bên mua theo đúng thời gian thỏa thuận;

c) Yêu cầu Bên mua bảo quản nhà ở trong thời gian chưa hoàn tất thủ tục mua bán nhà ở;

d) Chấm dứt Hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp quá ………. ngày kể từ ngày ký kết Hợp đồng mà Bên mua không thực hiện thanh toán tiền mua nhà ở mà không có lý do chính đáng;

đ) Các quyền khác theo thỏa thuận.

2. Nghĩa vụ của Bên bán:

a) Giao nhà cho Bên mua đúng thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Hợp đồng này;

b) Hướng dẫn Bên mua nộp các nghĩa vụ tài chính liên quan đến việc mua bán nhà ở này;

c) Xác định đúng diện tích nhà ở mua bán và làm thủ tục chuyển hồ sơ mua bán nhà ở sang cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận cho Bên mua;

d) Phổ biến, hướng dẫn cho Bên mua biết quy định về quản lý sử dụng nhà ở đối với nhà ở mua bán là nhà chung cư, nhà biệt thự;

đ) Chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng này;

e) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên mua

1. Quyền của Bên mua:

a) Yêu cầu Bên bán bàn giao nhà kèm theo giấy tờ về nhà ở theo đúng thỏa thuận tại Điều 3 Hợp đồng này;

b) Yêu cầu Bên bán làm thủ tục để cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sau khi đã hoàn thành thủ tục mua bán nhà ở;

c) Các quyền khác theo thỏa thuận.

2. Nghĩa vụ của Bên mua:

a) Thanh toán đầy đủ tiền mua nhà ở và nộp các nghĩa vụ tài chính về mua bán nhà ở theo đúng quy định;

b) Chấp hành đầy đủ những quy định về quản lý sử dụng nhà ở và quyết định của cơ quan có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này;

c) Chấp hành các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự trong khu vực cư trú;

d) Trường hợp quá …….. ngày kể từ ngày ký kết Hợp đồng mà Bên mua không thanh toán đủ tiền mua nhà theo yêu cầu của Phiếu báo thanh toán tiền mua nhà ở và không nộp các nghĩa vụ tài chính theo quy định mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị chấm dứt Hợp đồng. Nếu Bên mua muốn tiếp tục mua nhà ở thì phải ký kết lại Hợp đồng mua bán nhà ở mới;

e) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận.

Điều 6. Cam kết của các bên

1. Hai bên cùng cam kết thực hiện đúng các nội dung Hợp đồng đã ký. Trường hợp các bên có tranh chấp về các nội dung của Hợp đồng này thì hai bên cùng bàn bạc giải quyết thông qua thương lượng. Trong trường hợp các bên không thương lượng được thì có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.

2. Các cam kết khác theo thỏa thuận.

Điều 7. Hiệu lực của Hợp đồng

1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày …………..

2. Hợp đồng này được lập thành 04 bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản, 01 bản chuyển cơ quan cấp Giấy chứng nhận, 01 bản chuyển cho cơ quan thuế./.

BÊN MUA NHÀ Ở

(ký và ghi rõ họ tên)

BÊN BÁN NHÀ Ở

(ký tên, đóng dấu)

Bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở kèm theo Hợp đồng mua bán

(đính kèm Hợp đồng mua bán nhà ở số……..ký ngày…../…./….)

Ví dụ 1: Trường hợp người mua nhà ở chỉ mua có diện tích theo Hợp đồng thuê nhà ở

Bản vẽ sơ đồ, vị trí mặt bằng nhà ở theo Hợp đồng thuê nhà ở

Đại diện đứng tên

Ký hợp đồng mua bán nhà ở

(ký và ghi rõ họ tên)

Bên bán nhà ở

(ký tên, đóng dấu)

Ví dụ 2: Trường hợp người mua nhà ở mua cả diện tích theo Hợp đồng thuê và diện tích nằm ngoài Hợp đồng thuê

Bản vẽ sơ đồ, vị trí mặt bằng nhà ở theo Hợp đồng thuê nhà ở và ngoài Hợp đồng thuê nhà ở

Đại diện đứng tên

ký Hợp đồng mua bán nhà ở

(ký và ghi rõ họ tên)

Bên bán nhà ở

(ký tên, đóng dấu)

Lưu ý: Trường hợp Bên thuê chỉ mua diện tích theo Hợp đồng thì sử dụng bản vẽ theo Hợp đồng thuê nhà ở theo ví dụ 1; trường hợp Bên mua có cả diện tích nằm ngoài Hợp đồng thì lập bản vẽ sơ đồ theo ví dụ 2.

Trên đây Luật Nhân Dân đã chia sẻ về nội dung Mẫu hợp đồng mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước mới nhất năm [year]. Nếu còn những băn khoăn, thắc mắc khi làm hợp đồng hoặc những vấn để có liên quan, hãy liên hệ dịch vụ luật sư của Luật Nhân Dân để được giải đáp một cách nhanh chóng.

Nguồn: https://luatnhandan.vn/mau-hop-dong-mua-ban-nha-o-cu-thuoc-so-huu-nha-nuoc/