Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý của tội phạm cụ thể được quy định trong Luật Hình sự. Vậy khái niệm tội phạm là gì và các yếu tố nào cấu thành nên tội phạm?. Sau đây Luật Nhân Dân sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Xem thêm: |
Các yếu tố cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu pháp lý đặc trưng để nhận biết tội phạm được quy định theo pháp luật hình sự. Các yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm: Chủ thể; Khách thể; Mặt chủ quan và Mặt khách quan của tội phạm.
Việc nhận biết đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm giúp phản ánh rõ bản chất của hành vi tội phạm, từ đây, góp phần định tội danh chính xác, phân biệt tội danh này với tội danh khác có những dấu hiệu tương đồng, đánh giá khách quan hành vi phạm tội, tránh bỏ lọt tội phạm.
Tội phạm là gì và các đặc điểm của tội phạm
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự 2017 như sau:
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”
Đặc điểm của tội phạm được nhận biết bởi các yếu tố sau:
- Tính chất nguy hiểm, hậu quả của hành vi gây ra ảnh hưởng đến sự an toàn của xã hội
- Do lỗi vô ý hoặc cố ý
- Chủ thể đầy đủ năng lực hành vi theo luật định
- Chế tài xử phạt được quy định cụ thể trong bộ luật hình sự
Đối với tội phạm, ngoài những biện pháp xử lý hình sự như phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn, phạt tù chung thân hay thì tử hình thì có những hành vi tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì được xử lý bằng các biện pháp khác.
Phân loại tội phạm
Căn cứ vào tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội có thể phân tội phạm thành 04 loại như sau:
- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù;
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù;
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù;
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Các yếu tố cấu thành tội phạm
Hành vi tội phạm được đánh giá dựa trên 04 yếu tố sau: Chủ thể; Khách thể; Mặt khách quan và Mặt chủ quan.
Về chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm là cá nhân thực hiện hành vi phạm tội, có đủ khả năng nhận thức và chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình, đạt độ tuổi theo luật định. Hành vi đó được quy định theo pháp luật hình sự.
Điều 12 về Tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định như sau:
“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Ngoài những tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều luật nêu trên thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Chủ thể của tội phạm cũng có thể là pháp nhân thương mại được thành lập hợp pháp nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Việc pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân. Cá nhân trong pháp nhân thương mại có hành vi trái pháp luật vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mặc dù pháp nhân do cá nhân đó làm chủ đã chịu trách nhiệm hình sự.
Về khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ như quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản, chế độ chính trị, kinh tế hoặc an ninh trật tự. Khi những quan hệ này bị gây thiệt hại hoặc đe dọa bị thiệt hại sẽ được pháp luật hình sự bảo vệ.
Về mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm được thể hiện dưới dạng lỗi cố ý hoặc vô ý. Lỗi là trạng thái tâm lý của tội phạm được đánh giá dưới các góc nhìn về động cơ và mục đích của hành động.
- Lỗi cố ý là khi người thực hiện thức được hành vi của mình là gây nguy hại cho xã hội, thấy được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hành vi đó sẽ xảy ra. Lỗi cố ý được phân loại thành lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp.
- Lỗi vô ý là khi người thực hiện nhân thức được hành vi của mình có thể hoặc không thể gây nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả của hành vi sẽ không xảy ra hoặc có thể phòng ngừa được. Lỗi vô ý được phân loại thành lỗi vô ý do cẩu thả và lỗi vô ý do quá tự tin.
Lưu ý một số trường hợp hành vi xâm hại đến các mối quan hệ khách thể được pháp luật bảo vệ nhưng được coi là không có lỗi. Cụ thể như:
- Sự kiện bất ngờ: là hành vi đã gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội nhưng người thực hiện không buộc phải thấy trước hoặc không thể thấy trước hậu quả tác động nguy hiểm đến xã hội.
- Phòng vệ chính đáng: Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Đối với hai trường hợp nêu trên không được coi là tội phạm
Về mặt khách quan của tội phạm
Dấu hiệu khách quan của tội phạm được thể hiện qua tính chất nguy hiểm của hành vi; hậu quả hành vi gây ra; công cụ, phương tiện, thủ đoạn,.... thực hiện hành vi.
Trên đây là những phân tích của Luật Nhân Dân về khái niệm tội phạm là gì các yếu tố cơ bản cấu thành tội phạm. Tội phạm được xác định khi thỏa mãn đầy đủ các yếu tố nêu trên.
Để được tư vấn về mọi vấn đề pháp lý trong lĩnh vực hình sự, quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời nhất.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
- Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:
Mobile: 0966.498.666
Tel: 02462.587.666
Email: luatnhandan@gmail.com
No comments:
Post a Comment