Sunday, March 17, 2019

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Những tình huống cụ thể

Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện nay ngày càng lan rộng cùng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, tác động trực tiếp đến quyền lợi của người dân gây ra những thiệt hại lớn về tài sản. Giờ hãy cùng tìm hiểu những tình huống cụ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua bài viết sau với Luật Nhân Dân nhé.

Xem thêm:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất theo bộ luật hình sự

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của một người dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc về người khác. Dấu hiệu rõ ràng nhất của tội danh này là thủ đoạn gian dối được thể hiện bằng hành động, dẫn đến người bị chiếm đoạt tin tưởng và giao tài sản của mình cho người khác.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những tội danh trong nhóm tội xâm phạm về quyền sở hữu. Theo quy định của Bộ luật hình sự 2017 mới nhất, pháp luật đã có những điều chỉnh mới quy định về hành vi và mức định khung hình phạt đối với nhóm tội này nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng.

Khung hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tùy thuộc vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt cùng mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội để áp dụng mức định khung hình phạt cho từng trường hợp cụ thể từ phạt cải tạo không giam giữ đến phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân.

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

  1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  2. a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  3. b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  4. c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  5. d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
  6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  7. a) Có tổ chức;
  8. b) Có tính chất chuyên nghiệp;
  9. c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  10. d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

  1. e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  3. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  4. c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
  5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
  6. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  7. c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
  8. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Trên đây là quy định của pháp luật về khung hình phạt đối với từng hành vi cụ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chúng tôi muốn gửi thông tin đến các độc giả.

Một số tình huống cụ thể về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Các tình huống về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Qua đường dây tư vấn pháp luật hình sự miễn phí trực tuyến của Luật Nhân Dân, chúng tôi đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp phản ánh. Để góp phần phổ biến pháp luật đến mọi người, chúng tôi xin tổng hợp những tình huống tiêu biểu sau để quý khách hàng tham khảo, từ đó có những đánh giá khách quan, đề cao cảnh giác với những dấu hiệu bất thường xảy ra xung quanh cuộc sống.

Câu hỏi 1: Kính chào Luật sư. Tôi đang gặp phải một tình huống khó xử. Mong luật sư giải đáp và cho tôi lời tư vấn cần phải làm gì.

Hồi tháng 9 năm ngoái, khoảng 8h tối, anh A là hàng xóm cạnh nhà tôi có sang hỏi mượn tôi chiếc xe máy để qua bệnh viện thăm một người chú ở quê lên trị bệnh. Anh A nói xe máy ở nhà vợ đưa con sang nhà bà ngoại chưa về nên anh không có xe để đi. Nể tình hàng xóm tôi cho anh ta mượn chiếc xe Lead của nhà mình. Đến 11h đêm vẫn chưa thấy anh A về trả xe cho tôi. Ngày hôm sau tôi sang hỏi thì anh A lảng tránh, nói rằng mượn vài hôm sẽ trả. Khi tìm hiểu tôi mới biết anh ta đã bán chiếc xe máy của t ở tiệm cầm đồ để chơi đánh bạc. Trong trường hợp này, tôi có thể kiện anh A hay không? Cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Ban tư vấn pháp luật hình sự- Luật Nhân Dân. Qua nghiên cứu nội dung bạn trao đổi, chúng tôi xin có ý kiến trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2017 thì hành vi của anh A đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp này, anh có thể làm đơn khởi kiện anh A đến Tòa án nhân dân. Cụ thể như sau:

  • Về chủ thể: Anh A là người có đầy đủ hành vi pháp luật và độ tuổi theo quy định.
  • Về khách thể: Tài sản bị chiếm đoạt trong trường hợp này là chiếc xe máy của gia đình anh.
  • Về khách quan:

Anh A sử dụng cách nói dối để mượn xe rồi đi bán để dùng vào mục đích khác. Hành vi của anh A đã hoàn thành khi anh giao chiếc xe máy của mình cho anh A. Giá trị của chiếc xe máy chắc chắn trên 2 triệu đồng. Vậy nên, mặt khách quan của hành vi đã đảm bảo.

  • Về chủ quan: Hành vi của anh A là cố ý, đã có sự chuẩn bị trước để mượn xe sau đó đi bán dùng cho mục đích riêng của cá nhân.

Dựa trên những yếu tố nêu trên, mức hình phạt anh A có thể phải chịu phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm tùy thuộc vào các tình tiết cụ thể khi xét xử.

Cơ quan thụ lý đơn khởi kiện đòi tài sản là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi anh cư trú.

Tuy nhiên, anh nên cân nhắc đến phương án giải quyết bằng thương lượng, hai bên gia đình nên hòa giải để có cách giải quyết hợp lý nhất, giữ gìn mối quan hệ giữa hai gia đình.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn pháp luật hình sự miễn phí.

Câu hỏi 2: Kính chào anh/chị luật sư,

Rất mong nhận được sự trợ giúp từ phía luật sư. Hiện tại tôi đang rất hoang mang vì mất một số tiền lớn. Một người bạn của tôi nói rằng cần tiền nhập hàng gấp đề kinh doanh, nên mượn của tôi 200 triệu đồng. Tôi đã nhiều lần hỏi để đòi lại số tiền trên, nhưng người bạn đó đã hẹn rất nhiều lần nhưng chưa trả, đến nay còn không nghe điện thoại của tôi nữa.

Tôi cần làm gì để đòi lại số tiền trên của mình. Hiện tôi không thể tự đòi lại số tiền trên nên mong muốn sự can thiệp của pháp luật.

Cảm ơn luật sư!

Trả lời: Chào bạn, qua các thông tin bạn gửi, chúng tôi có ý kiến tư vấn như sau:

Đối với trường hợp này, phù hợp với các dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2017, cụ thể tại Khoản 3 như sau:

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  2. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  3. c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Bạn có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật này cho cơ quan công an hoặc Tòa án nhân dân nơi cư trú của người bạn trên. Sau 20 ngày kể từ ngày nhận đơn tố giác, thông tin về tội phạm, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra, xác minh thông tin. Nếu vụ án có tính chất phức tạp, cần xác minh thông tin tại nhiều địa chỉ khác nhau thì thời gian ra quyết định khởi tố vụ án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 02 tháng.

Hồ sơ bao gồm những tài liệu cơ bản sau đây:

  • Đơn khởi kiện;
  • Giấy tờ chứng minh liên quan đến vụ án;
  • Giấy tờ nhân thân

Bạn lưu ý cần cung cấp đầy đủ những bằng chứng phục vụ cho việc chứng minh tội phạm như: Hợp đồng cho vay tài sản hoặc các tài liệu khác tương tự; Giao dịch của ngân hàng về việc chuyển tiền (nếu có); email; tin nhắn;.... Các giấy tờ được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc được dịch thuật sang tiếng Việt.

Sau khi vụ án được đưa ra xét xử và có Quyết định của Tòa án, bạn làm đơn đề nghị được nhận lại số tiền nêu trên, người bạn đó của bạn sẽ phải thực hiện thi hành án theo bản án của Tòa án.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi những vướng mắc pháp luật của mình cho chúng tôi. Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi dựa trên những thông tin bạn cung cấp. Để được tư vấn luật hình sự chi tiết hơn, hãy lên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 02462.587.666.

Câu hỏi 3: Chúng tôi được tiếp nhận thông tin trực tiếp tổng đài tư vấn pháp luật hình sự miễn phí của bác T về việc nhờ người xin việc cho con gái mới ra trường. Sự việc như sau:

Một người quen của bác T biết con gái bác T sắp ra trường và ngỏ lời giúp đỡ xin việc cho cháu về làm việc tại cơ quan của huyện nhà với chi phí là 150 triệu đồng. Bác T đồng ý là đã đưa tiền 1 lần là 75 triệu. Tuy nhiên đã 06 tháng kể từ ngày bác T đưa tiền vẫn chưa có tiến triển gì về công việc, bác T hỏi han nhiều lần thì đều nhận được câu trả lời là chưa có vị trí phù hợp. Đến nay bác T muốn lấy lại sô tiền thì người đó không đồng ý.

Trả lời: Dựa trên thông tin bác T chia sẻ, các luật sư hình sự nhận định đây là dấu hiệu vi phạm của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với các dấu hiệu cơ bản như:

Hành vi lừa dối được thực hiện qua lời nói, hành động truyền tải thông tin chưa chính xác gây hiểu biết sai lệch cho người bị hại làm người đó tin tưởng và giao tài sản của mình cho người chiếm đoạt.

Giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong tình huống này tương đối lớn (75 triệu đồng) đã thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 174 Bộ luật hình sự mới nhất 2017: “Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng’’ tương ứng với mức hình phạt từ 02 năm đến 07 năm tù.

Theo nhận định của luật sư, đây là trường hợp phức tạp, cần khai thác thêm nhiều nguồn thông tin để đưa ra kết luận. Bạn có thể làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan điều tra để có biện pháp hỗ trợ bạn. Để được tư vấn chi tiết về trình tự thủ tục làm việc cũng như các thông tin khác về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo đường dây tư vấn trực tuyến miễn phí 24/7 để được giải đáp.

Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

  • Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM

Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội

  • Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:

Mobile: 0966.498.666

Tel: 02462.587.666

Email: luatnhandan@gmail.com

No comments:

Post a Comment