Sunday, March 17, 2019

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất theo bộ luật hình sự

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của một người dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc về người khác. Hãy cùng Luật Nhân Dân tìm hiểu thêm về cấu thành tội phạm cũng như mức hình phạt của tội danh này theo quy định mới nhất của Bộ luật hình sự.

Xem thêm: 

Tội cố ý gây thương tích bị xử phạt như thế nào?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong số những tội danh xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác, tội danh này đang ngày càng trở nên phổ biến với nhiều thủ đoạn tinh vi, khiến không ít người bị hại lâm vào tình cảnh điêu đứng.

Tại điều 174 Bộ luật hình sự 2017 quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

  1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  2. a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  3. b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  4. c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  5. d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
  6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  7. a) Có tổ chức;
  8. b) Có tính chất chuyên nghiệp;
  9. c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  10. d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

  1. e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  3. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  4. c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
  5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
  6. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  7. c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
  8. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Về cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thứ nhất, về chủ thể của tội phạm

Khoản 1 Điều 12 quy định Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác’’.

Đối chiếu với Khoản 2, người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Như vậy, chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người có năng lực trách nhiệm hình sự (có đầy đủ khả năng nhận thức, khả năng điều khiển và khả năng chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình) và từ đủ 16 tuổi trở lên theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, về khách thể của tội phạm

Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm phạm đến chính là quan hệ về sở hữu tài sản. Dấu hiệu thiệt hại về sức khỏe, tính mạng không phải dấu hiệu bắt buộc để định tội danh đối với tội phạm này mà có thể được coi là căn cứ định tội với tội danh khác. Đây là điểm khác biệt cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản so với những tội phạm mang tính chiếm đoạt khác như tôi cướp tài sản hay cướp giật tài sản,..... bởi khách thể của những tội phạm này vừa tác động đến quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

Thứ ba, về mặt khách quan của tội phạm

Hành vi của tội phạm này được xác định là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối của chủ thể phạm tội phải được thể hiện cụ thể bằng hành vi, từ đó làm người sở hữu tài sản tin tưởng và giao phần tài sản đó cho người chiếm đoạt. Nếu thủ đoạn gian dối vẫn ở dạng kế hoạch thì chưa đủ để căn cứ để kết luận là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 174 Bộ luật hình sự.

Bên cạnh đó, việc người bị hại giao tài sản của mình cho người chiếm đoạt phải là hậu quả tất yếu của hành vi gian dối, do thủ đoạn gian dối có trước dẫn đến việc giao tài sản. Hành vi phạm tội được coi như hoàn thành khi đã chiếm giữ được tài sản sau khi sử dụng những thủ đoạn đối với người bị hại. Vì vậy cần lưu ý, nếu dấu hiệu gian dối xuất hiện sau khi người phạm tội có được tài sản thì sẽ tương ứng với tội danh khác.

Xét về phương diện hậu quả của hành vi gian dối gây ra đáp ứng điều kiện định tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản là giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên. Trường hợp giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp sau thì vẫn đủ cấu thành về khách quan của tội danh này: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

  1. b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  2. c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  3. d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Hành vi khách quan của tội phạm và hậu quả xảy ra có mối liên hệ với nhau, xuất phát từ hành vi lừa dối dẫn đến những thiệt hại cụ thể về vật chất.

Thứ tư, về mặt khách quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bắt buộc phải là lỗi cố ý. Người phạm tội có ý thức chuẩn bị và kế hoạch rõ ràng cho hành vi phạm tội của mình, vậy nên, tội này không thể diễn ra dưới hình thức lỗi vô ý.

Hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hình phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tùy thuộc vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt cùng mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội để áp dụng mức định khung hình phạt cho từng trường hợp cụ thể từ phạt cải tạo không giam giữ đến phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân.

Khoản 1 Điều 174 quy định đối với giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường như Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội như cướp tài sản; bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cưỡng đoạt tài sản; cướp giật tài sản,... chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Các hành vi có mức độ nghiêm trọng hơn như có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, dùng thủ đoạn xảo quyệt hoặc chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng,.... thì bị xử phạt từ 02 đến 07 năm tù. Mức hình phạt từ 07 đến 15 năm tù áp dụng cho hành vi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hành vi lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để chiếm đoạt tài sản.

Khung hình phạt cao nhất là từ 12 đến 20 năm hoặc phạt tù chung thân đối với người chiếm đoạt tài sản trị giá trên 500.000.000 đồng hoặc do lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, trình trạng khẩn cấp.

Cùng với mức hình phạt trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Kết luận: Xã hội ngày càng phát triển với khoa học công nghệ ngày càng tân tiến, các hành vi lừa đảo tinh vi xuất hiện lan tràn trên nhiều phương tiện khác nhau. Mỗi cá nhân cần có ý thức đề cao cảnh giác để tự bảo vệ chính bản thân mình và cảnh báo cho những người thân xung quanh.

Mọi thông tin cần tư vấn về pháp luật hình sự, Quý khách hàng hãy liên hệ với Luật Nhân Dân để nhận được sự giải đáp kịp thời, cập nhật những quy định mới nhất của pháp luật hình sự hiện hành.

No comments:

Post a Comment